Cũng đôi lần chúng ta tự hỏi mình là: Hình như các phần trong bài thuyết trình của mình có vẻ khô khan, rời rạc quá, không thấy liên kết với nhau cho lắm?

Sao mạch bài thuyết trình hay bị đứt quãng, vỡ vụn ra từng đoạn thế kia? Làm cho người nghe cũng mất tập trung, không chú ý, mà bản thân mình cũng bị tụt mất cảm xúc không còn hào hứng để trình bày nữa.

Rồi khi xem bài thuyết trình trên các trang Ted Talk, tham gia những khóa huấn luyện chuyên sâu, xem các bài hùng biện của các chính trị gia nổi tiếng trên thế giới…chúng ta luôn trong trạng thái tròn xoe miệng, mắt nhìn chăm chú và dường như thế giới xung quanh thu hẹp lại vừa bằng khuân mặt của người diễn giả ấy vậy. Sao bài thuyết trình mượt mà như dòng nước nhẹ nhàng uốn lượn, từ phần này sang phần khác liền mạch với nhau cứ như là có chất keo dính vậy.

Chất keo ấy không những làm “dính” các phần thuyết trình lại với nhau mà còn “dính” luôn cảm xúc, sự chú ý của chúng ta vào đó.

Rồi chúng ta còn ngạc nhiên bởi họ thuyết trình sao mà thuyết phục quá đi mất, lập luận vững chắc, thông điệp họ đưa ra cứ như thể là triết lý cuộc sống vậy.

1 trong những lý do họ làm được điều đó là nhờ sử dụng phương pháp “Transitions”, chúng ta có thể gọi là: “Chuyển Tiếp Linh Hoạt” trong thuyết trình.